Beggars can't be choosers proverbial phrase spoken language
I don't want to work in another country but what can I do now. Beggars can't be choosers. - Tôi không muốn làm việc ở một nước khác nhưng tôi có thể làm được cái gì bây giờ. Ăn mày thì không thể đòi xôi gấc mà.
I'm not interested in this dress much, but it's cheaper than others and I don't have much money right now. You know beggars can’t be choosers. - Tôi không thích cái váy này lắm, nhưng nó rẻ hơn mấy cái còn lại và tôi thì không có nhiều tiền lúc này. Cậu biết đó, ăn mày thì làm gì được ăn xôi gấc.
I would prefer a car of my own to a motorbike, but you know beggars can’t be choosers. - Tớ muốn có một chiếc xe ô tô cho riêng mình hơn là chiệc xe máy, nhưng cậu biết đó ăn mày thì đâu có được lựa chọn.
Cụm từ tục ngữ này có nhiều điểm tương đồng với câu 'don't look a gift horse in the mouth' cả về ý nghĩa lẫn người đầu tiên ghi chép lại, John Heywood. Cả hai cụm từ đều được đặt ra trước khi có bất kỳ hình thức hỗ trợ có tổ chức nào của nhà nước dành cho người nghèo và thể hiện quan điểm thời Trung cổ được phổ biến rộng rãi rằng nếu bạn yêu cầu và nhận được một món quà, bạn nên biết ơn nó. Câu tục ngữ 'gift horse' được ghi chép lại lần đầu trong phiên bản năm 1546 của Heywood về A dialogue conteinyng the nomber in effect of all the prouerbes in the Englishe tongue.
'Người ăn xin không nên là người kén chọn' đã không xuất hiện cho đến phiên bản năm 1562 của "Proverbs".
"Beggers should be no choosers, but yet they will:
Who can bryng a begger from choyse to begge still?"
Ngày nay, câu tục ngữ này thường được biết đến nhiều hơn với câu 'beggars can't be choosers'. Điều này dẫn đến việc không có sự khác biệt rõ ràng về nghĩa việc ''người ăn xin không thể là người lựa chọn và 'người ăn xin không được phép chọn'. Dĩ nhiên, câu sau mới là nghĩa gốc.